TÁC DỤNG CỦA PHÂN SINH HỌC
Đất kém màu mỡ là một yếu tố làm hạn chế đến năng suất cây trồng. Sự suy giảm liên tục của chất lượng đất canh tác do việc sử dụng bừa bãi các hóa chất đã làm cho tình hình càng tồi tệ. Trong suốt giai đoạn đầu của cuộc cách mạng hóa học “Green volution” vào những năm thập niên 1950s của thế kỷ trước, phân hóa học đã làm nên một cuộc cách mạng thật sự, đó là năng suất cây trồng tăng vọt gấp nhiều lần. Nhưng dần sau đó, mặt trái của phân bón hóa học đã hé lộ. Phân hóa học gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất; kết quả đã làm cho môi trường mất đi sự trong lành và bầu sinh quyển bị phá hỏng. Nhiều nhà máy sản xuất phân bón hóa học đã gây ô nhiễm không khí nặng, lại còn cung cấp ra hàng hóa tiếp tục gây ô nhiễm thêm nguồn nước, đất và không khí khi người nông dân lạm dụng phân hóa học quá mức. Những hóa chất có trong phân bón khi lạm dụng không chỉ ảnh hưởng đến động vật, nó còn ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn gây ra độc tính và tạo ra nhiều bệnh phức tạp và nguy hiểm cho cơ thể con người. MỘT GIẢI PHÁP TIỀM NĂNG Ngày nay, nhiều người đã có ý thức hơn về sự nguy hiểm của các loại phân bón hóa học hơn bất cứ lúc nào so với trước đây. Nhưng với sự hạn chế của nguồn thực phẩm cung cấp cho hàng tỷ người, rõ ràng không dễ loại bỏ phân hóa học ra khỏi danh sách vật tư nông nghiệp cần cho sản xuất trước khi chúng ta có một phương pháp canh tác mới hiệu quả hơn. Một số nhà khoa học hàng đầu trên thế giới đã bắt đầu tìm kiếm để mong muốn thay thế phương pháp canh tác hoàn toàn dựa vào phân hóa học. Từ đó thuật ngữ “Phân sinh học (Biofertilizers)” là một trong những phương pháp canh tác tuyệt vời đã được phát hiện. Phân sinh học giúp người canh tác yên tâm sản xuất để đảm bảo sản lượng mà không có bất kì nguy hiểm tiềm tàng nào đối với sức khỏe con người. PHÂN BÓN SINH HỌC Phân sinh học đã thu hút được nhiều quan tâm của các nhà khoa học, nhà nông học vì một số vấn đề quan trọng cần giải quyết như làm sao để duy trì độ màu mỡ của đất, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ra sao, cắt giảm việc sử dụng hóa chất cho sản xuất cây trồng như thế nào… Phân sinh học với chi phí sản xuất thấp, thân thiện với môi trường, đặc biệt với những chủng vi sinh vật được lựa chọn có lợi trong đất sẽ giúp cung cấp đầy đủ các nhu cầu dinh dưỡng khoáng chất của cây, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển một cách vững bền. Phân bón sinh học là những sản phẩm có chứa các tế bào sống của các loại vi sinh vật hữu ích khác nhau, khi sử dụng chúng cho việc ủ hạt giống, bón vào gốc cây hoặc trực tiếp vào đất, chúng sẽ cộng sinh ở vùng rễ hoặc nội cộng sinh bên trong mô rễ để thúc đẩy sự tăng trưởng của cây trồng nhờ vào việc chuyển đổi các yếu tố dinh dưỡng quan trọng như nitơ hay photpho (lân) có ở không khí/đất thông qua quá trình cố định đạm và hòa tan photpho (lân) khó tan (Rokhzadi et al., 2008). CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA PHÂN BÓN SINH HỌC Phân bón sinh học rất có hiệu quả trong việc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho đất theo nhiều cách khác nhau nhưng rất thân thiện với sinh thái và cực ổn định. Phân sinh học giúp chuyển đổi lượng khí nitơ có rất nhiều trong không khí (hàm lượng khí nitơ trong không khí là 16%) thành dạng amoniac (NH3+) và dạng nitrat (NO3-) cho cây dễ dàng hấp thụ. Bên cạnh đó, phân sinh học cũng chứa các chủng vi sinh vật chuyên dụng cho quá trình chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan (P2O5-) cho cây trồng. Rõ ràng đây là 2 nguồn khoáng đa lượng quan trọng mà bất kì cây trồng nào cũng cần phải có cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của mình mà không qua bất kì nhà máy sản xuất phân bón có khói bụi nào. Phân sinh học còn có cơ chế để hình thành các chất kích thích sinh trưởng tự nhiên cho cây mà người nông dân không cần đến các hợp chất hóa học có tác dụng kích thích sinh trưởng cây trồng gây nguy hại đến sức khỏe người dùng. Phân bón sinh học còn giúp cân bằng sự màu mỡ của đất, làm tăng hiệu suất canh tác đất nhờ vào lượng chất mùn tích tụ do vi sinh vật phân giải nguồn xác bả hữu cơ tàn dư có trong đất. Áp dụng phân bón sinh học làm tăng chu kỳ dinh dưỡng trong đất và hình thành “đệm sinh học” để cải thiện những điều kiện cực đoan/stress khi canh tác. Chính hệ vi sinh vật hữu ích được bổ sung vào đất khi bón phân sinh học sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch chủ và bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh; do đó phân bón sinh học có thể giúp giảm việc sử dụng lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật. Ví dụ: đất chernozem điển hình của nước Nga, ở lớp đất mặt 0 - 20 cm trữ lượng N có thể đạt 6 - 11 tấn/ha, P: 1,6 - 4,5 tấn/ha, K: 40 - 60 tấn/ha; nếu trồng lúa mì với năng suất 3 tấn/ha, đất có thể cung cấp N cho cây lúa mì trong khoảng từ 60 - 105 năm, P: 85 - 250 năm và K: 530 - 870 năm. Hàm lượng trung bình của một số nguyên tố trong đất Nguyên tố % :Si 26,0 - 44,0 Ti 0,20 - 0,50 Al 1,0 - 8,0 Mn 0,01 - 0,30 Fe 0,5 - 6,0 Cac bon hữu cơ 0,50 - 4,00 Ca 0,3 - 5,0 N 0,05 - 0,20 K 0,2 - 3,0 P 0,02 - 0,10 Na 0,2 - 2,0 S 0,02 - 0,20 Mg 0,1 - 2,0 H 0,04 - 0,20 (14 nguyên tố) Hàm lượng trung bình của một số nguyên tố trong đất Nguyên tố mg/kg(ppm) :Ag 0,1 - 5,0 Cu 2,0 - 100,0 As 0,1 - 40,0 F 30,0 - 300,0 Au 1,0 Hg 0,1 x 10-1 - 0,8 B 2,0 - 130,0 Li 7,0 - 200,0 Cd 0,01 - 0,7 Mo 0,2 - 5,0 Co 1,0 - 4,0 Pb 2,0 - 200,0 Cr 5,0 - 3000,0 Ra 0,8 x 10-6 Cs 0,3 - 25,0 Zn 0,1 x 10-1 - 200,0 (16 nguyên tố) MỘT SỐ ƯU ĐIỂM ĐẶC BIỆT CỦA PHÂN BÓN SINH HỌC Phân bón sinh học có một số lợi ích nổi bật: • Phân bón sinh học giúp duy trì độ màu mỡ của đất lâu dài hơn. • Nông dân có thể sử dụng phân bón sinh học dễ dàng, không lo chết cây, chua đất, chết đất. • Phân bón sinh học là hoàn toàn vô hại. • Chi phí sản xuất không cao, dẫn đến giá thành thấp so với phân hóa học. • Chất lượng nông sản cao giúp người canh tác có doanh thu cao. CÁC LOẠI PHÂN BÓN SINH HỌC PHÂN BÓN SINH HỌC CỐ ĐỊNH ĐẠM Phân bón sinh học cố định đạm chứa rất nhiều tế bào vi khuẩn hoặc hệ vi sinh vật chuyên dụng có khả năng chuyển đổi khí nitơ (N2) có trong khí quyển thành các hợp hữu cơ và những dạng ion cho cây trồng dễ hấp thụ là amoniac (NH3+) và nitrat (NO3-). Mật độ của những chủng vi sinh vật này càng lớn thì lượng đạm được hình thành trong đất càng cao. Một số vi sinh vật được áp dụng làm phân bón sinh học giúp cố định nitơ bao gồm: Azotobacter, Anabaena, Nostoc, Clostridium… được ứng dụng như những vi khuẩn cố định đạm tự do (cố định đạm tự do là chúng có khả năng sống tự do trong đất và tạo ra đạm mà không cần cây trồng nào làm vật chủ); trong khi Frankia, Rhizobium, và Anabaena azollae được sử dụng như vi khuẩn cố định đạm cộng sinh (chúng cần có cây trồng làm vật chủ như Rhizobium cần có cây họ đậu hay Anabaena azollae cần đến tảo lục/bèo hoa dâu để cộng sinh); hay những loài vi khuẩn vừa có khả năng cố định đạm tự do và cố định đạm cộng sinh đó là loài Azospirillum. PHÂN BÓN SINH HỌC PHÂN GIẢI LÂN Phân bón sinh học có khả năng phân giải lân khó tan gồm nhiều dạng trong đất thành lân dễ hấp thụ cho cây trồng. Những vi sinh vật có trong phân bón sinh học sẽ hòa tan lân khó tiêu có trong đất bằng cách hạ độ pH của đất khi tiết ra các hợp chất axít hữu cơ làm phá vỡ các cấu trúc liên kết photphate. Một số vi khuẩn được ứng dụng để sản xuất phân bón sinh học như: Bacillus megatherium, Pseudomonas striata, Bacillus circulans, Bacillus subtilis; và một số loài nấm được sử dụng cho mục đích này bao gồm: Aspergillus awamori và Penicillium spp. PHÂN BÓN SINH HỌC DI CHUYỂN LÂN Các loài nấm và nấm rễ khác nhau có khả năng kích thích sự vận chuyển các ion P và do các quá trình trao đổi chất có hợp chất P diễn ra mạnh mẽ nên được áp dụng để làm phân bón sinh học bao gồm: Glomus spp., Gigaspora spp., Boletus sp., Laccaria spp., Pisolithus sp., Rhizoctonia solani…. PHÂN BÓN SINH HỌC CUNG CẤP DINH DƯỠNG KHOÁNG VI LƯỢNG Các vi sinh vật sử dụng ở đây là các loài vi khuẩn có khả năng hòa tan silic và kẽm. Các chủng vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus spp. là hiện đang được áp dụng cho mục đích này. VI KHUẨN RỄ CÓ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT KÍCH THÍCH TỐ TỰ NHIÊN Những vi sinh vật có khả năng hoạt động như phân bón sinh học đều có khả năng sản xuất các hormone tăng trưởng thực vật tự nhiên như auxin, cytokin, giberellin…. Chúng cũng có hiệu quả như là thuốc trừ sâu sinh học hay là kiểm soát sinh học cho cây trồng. Các chủng vi sinh vật đặc trưng cho nhóm này bao gồm: Pseudomonas spp và Bacillus spp.. dẫn nguồn:báo khoa học online thời đại số ra ngày 01/06/2016