Sản xuất Hồ Tiêu hữu cơ Việt Nam - Thách thức và cơ hội Báo cáo được trình bày tại hội thảo "Phát triển hồ tiêu bền vững" ngày 18/10/2013 tại thành phố Hồ Chí Minh do Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) tổ chức. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Hồ tiêu (Piper nigrum) được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 17 nhưng sản xuất hồ tiêu chỉ thực sự phát triển mạnh từ sau năm 1997 khi giá hồ tiêu trên thị trường tăng nhanh. Năm 1998 cả nước có 9.800 ha hồ tiêu, sau 7 năm (2004) đã có 52.500 ha, tốc độ tăng trên 6000 ha/năm đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới (chiếm 35% sản lượng và gần 50% thị phần thế giới, giá trị xuất khẩu niên vụ 2005 đạt 150 triệu USD, VPA). Hiện nay, diện tích hồ tiêu vẫn tiếp tục tăng, năm 2012, cả nước đã trồng trên 58.000 ha, vượt 8000 ha so với chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với tốc độ tăng diện tích hồ tiêu một cách phát ồ ạt, thì vì mục tiêu tăng năng suất, nhiều hộ nông dân đã bón quá nhiều phân vô cơ đến mức báo động với lượng 1200 kg N, 1230 kg P2O5 và 1425 kg K2O/ha, vượt từ 4-5 lần khuyến cáo bón phân cho cây tiêu. Phải thừa nhận rằng khi được đầu tư phân hóa học tối đa, cây tiêu đã tăng năng suất đáng kể, năng suất tiêu bình quân năm 2012 ở các tỉnh trồng tiêu chính như Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai đạt tuần tự là: 45,2 – 28,8 – 22,7 – 28,8 – 20,6 tấn/ha, làm tăng sản lượng tiêu Việt Nam lên 102.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt mức kỷ lục 794 triệu USD (VPA, 2013). Tuy nhiên hệ lụy tất yếu của việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất hồ tiêu là dịch hại phát sinh tràn lan, nguy hiểm nhất là các bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng, rệp sáp...áp lực đến mức phát bệnh “Tiêu điên” không thể phòng trừ, nhiều vườn tiêu đã suy kiệt trầm trọng, tuổi thọ vườn tiêu giảm hẳn, thậm chí bị mất trắng, hơn nữa tồn dư hóa chất trong sản phẩm là điều khó tránh khỏi. Nhiều nghiên cứu gần đây đã khẳng định để bảo đảm sản xuất nông nghiệp bền vững nhất là đối với các nước nhiệt đới, cần thiết phải giảm thiểu hợp lý phân vô cơ, đặc biệt chú trọng sử dụng phân hữu cơ và phân sinh học goldfish. SẢN XUẤT HỒ TIÊU HỮU CƠ VIỆT NAM THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI
Sản xuất hồ tiêu hữu cơ Việt Nam thách thức và cơ hội
27/10/2019 16:57 - 1.000 lượt xem
Bài viết liên quan
-
Quyết định số 397/QĐ-CN-MTCN ngày 04/04/2017 ban hành hướng dẫn phương án bảo vệ môi trường trong khu chăn nuôi tập trung
-
Bệnh tuyến trùng gây hại cho cây như thế nào?
-
Sàng lọc và đánh giá khả năng đối kháng của một số chủng vi nấm đối với tuyến trùng Meloidogyne Incognita gây hại cây hồ tiêu
-
Phân loại phân bón và vai trò của phân bón đối với cây trồng
-
Tại sao bón phân hóa học làm cho đất thoái hóa, bạc màu?
-
Tác động của PH đến năng suất, sự phát triển rễ của cây hồ tiêu
-
Phòng chống chêt nhanh chết chậm trên hồ tiêu
-
Vi khuẩn trong đất bảo vệ cây trồng không bị thối rễ
-
Tác dụng cơ bản của amino acid trong phân cá GoldFish
-
Hệ sinh thái đất và dinh dưỡng thực vật
-
Ảnh hưởng PH đến cây hồ tiêu
-
Các nguyên tố dinh dưỡng đối đời sống thực vật