HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHÂN BÓN SINH HỌC GOLDFISH CHO CÂY DÂU TẰM
I. TÍNH NĂNG CƠ BẢN CỦA PHÂN BÓN SINH HỌC GOLDFISH TRÊN CÂY DÂU TẰM.
-
Về sản phẩm Phân bón sinh học Goldfish:
- Phân bón sinh học Goldfish được sản xuất bởi công ty TNHH Sơn Kỳ theo công nghệ (nhập khẩu) Thủy phân pha lạnh của Mỹ. Với nguyên liệu sản xuất từ cá nước ngọt (30%), nguồn hữu cơ sạch (20%), nguồn protein giàu dinh dưỡng (30%) và các nguyên liệu ngoại nhập khác (20%).
- Là dòng phân bón được sử dụng ở pha lạnh theo công nghệ Mỹ mới nhất: Là công nghệ sử dụng hệ enzyme nội bào và ngoại bào bẻ mạch các liên kết protein, cho ra sản phẩm các amino axit và các peptit có mạch phân tử thấp, dễ hấp thụ cho quá trình sinh trưởng cây trồng trong nông nghiệp. Phân bón sinh học Goldfish dùng hệ enzyme ở các chủng vi sinh vật hữu ích (bacilluc.sp, Enterococcus faecalis ,Lactobacillus plantarum .vv…,) và một số enzyme đặc hiệu thủy phân các cao phân tử trở thành dễ tiêu, sau đó ổn định và tiệt trùng bằng quá trình nâng pH. Sản phẩm cho ra các aminoacid không thay thế, các hoocmon, các vitamin các coenzym cũng như nhiều phân tử hữu cơ đặc hiệu có các tính năng: Phục hồi thực vật nhanh chóng khi phun qua lá, phục hồi hệ vi sinh vật đất theo cấp số nhân, cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong các thời kỳ phát triển của cây trồng.
- Các thành phần cân đối N-P-K, nguyên tố trung vi lượng và các aminoacid hữu hiệu trong phân bón sinh học Goldfish thể hiện trong bảng đính kèm.
- Sức mạnh của dòng phân bón sinh học Goldfish:
Khi sử dụng sau một thời gian thì phân bón Goldfish sẽ phát huy hết sức mạnh:
- Tốt bền lâu - Giảm được suất đầu tư tổng (giảm được chi phí phân bón, chi phí nhân công và thuốc bảo vệ thực vật).
- Dinh dưỡng dễ đi qua hệ thống mao dẫn của thực vật, đồng nghĩa với việc cây Dâu Tằm dễ hấp thụ qua lá, thân, rễ.
- Tái tạo lại hệ vi sinh vật và phục hồi lại đặc tính sinh học đất.
- Kết hợp rất tốt và mang tính hỗ trợ, giảm thất thoát cho các dòng phân bón nông dân đang sử dụng như N-P-K, phân bón hữu cơ truyền thống, phân vi sinh các loại v.v…
-
Tác dụng phân bón sinh học Goldfish trên cây dâu tằm.
- Là phân bón sạch sinh học: Khi phun Goldfish lên lá Dâu chỉ cần ráo lá trong 1 đến 2 giờ sau là Tằm con ăn không chết.
- Cây Dâu có sức sống tốt, lá ra nhiều, tăng độ dày lá, từ đó tăng về khối lượng thu hoạch (20%-40%).
- Tăng sức đề kháng của cây Dâu Tằm đối với các loại nấm bệnh.
- Làm trẻ hóa cây Dâu, dẫn đến chất lượng lá tốt và năng suất lá ổn định.
- Giảm mức độ lá già đến bị vàng mà Tằm con không ăn được.
- Với việc sử dụng Goldfish thường xuyên thì cho cây Dâu sức đề kháng tốt, giảm dần được các loại thuốc bảo vệ thực vật.
- Lá Dâu sạch về mặt sinh học nên khi đem nuôi Tằm con tỉ lệ thành công từng lô nuôi rất cao. Ngoài ra do có nguồn dinh dưỡng thích hợp nên kén Tằm khi ra thành phẩm sẽ tăng về khối lượng (cỡ 10%-20%).
- Như vậy với sự tác động tích cực của phân bón Goldfish lên cây Dâu sẽ có 3 khoảng lợi ích tăng thêm:
- Tăng sản lượng lá dâu trên cùng một đơn vị diện tích.
- Tỉ lệ nuôi tằm ra kén thành công cao. Chất lượng tốt hơn.
- Tăng khối lượng thành phẩm.
II. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BÓN PHÂN:
Cách sử dụng:
- Tỉ lệ pha loãng: 1 lít Goldfish pha với 200-400 lít nước tùy theo độ ẩm đất, mùa khô pha loãng hơn mùa mưa.
- Lắc đều chai (can Goldfish) cho lỏng ra, sau đó trút vào phuy và quậy đều cho tan hoàn toàn, sau đó dùng bơm cao áp phun ướt 2 mặt lá Dâu, phần còn lại mở lớn béc phun và xịt xuống diện tích vùng rễ cám;
- tốt nhất là nơi có điều kiện dùng hồ trung gian lót bạt và tưới bằng hệ thống tưới tự động thì hòa Goldfish luôn xuống Hồ, Hoặc châm phân Goldfish bằng bộ ejecte ở những nơi biết sử dụng.
- Ở những nơi không có điều kiện thì một phần Goldfish pha loãng và phun trên lá bằng bình phun tay, phần lớn còn lại phun đậm đặc(tỉ lệ pha đậm đặc có thể pha 1 lít goldfish với 50 lít nước) xuống luống Dâu và ngay sau đó tưới bằng nước bơm để tưới chận lên cho Goldfish thấm sâu vào vùng rễ cây Dâu.
- Ở những nơi bất tiện hơn nữa thì cũng có thể chỉ cần phun đậm đặc và bổ sung độ ẩm ngay sau đó bằng cách bơm tưới nước thông thường.
-
Xử lý đất:
- Vào giai đoạn đôn dâu hay trồng mới: Pha một lần duy nhất 40 lít phân sinh học Goldfish với 10.000 lít nước, tưới đều cho 1ha diện tích đất, sau đó bổ sung nước tưới để đất đủ ẩm độ 70% với tầng đất dày 10-15 cm. Xới trộn và ủ 03-07 ngày trước khi trồng cây con. Kết hợp luôn phân hữu cơ hay phân bón vi sinh trong giai đoạn này thì càng tốt.
-
Giai đoạn cây non:
- Lượng dụng từ 5-10 lít/ha;
- Lặp lại 2-3 lần/tháng.
- kết hợp thêm 30%-50% các loại phân bón khác theo thông lệ.
-
Giai đoạn phát triển:
- Lượng dụng từ 10-20 lít/ha;
- Lặp lại 1-3 lần/tháng.
- Kết hợp thêm 30%-50% các loại phân bón khác theo thông lệ;
- Giai đoạn này sử dụng phân bón sinh học Goldfish nhiều thì sẽ cho sản lượng lá cao hơn.
-
Thu hoạch:
- Ngưng sử dụng phân sinh học Goldfish sau 2 giờ trước khi thu hoạch.
Khuyến cáo:
- Đây là dòng phân bón sinh học, dinh dưỡng phân giải chậm nên sau khi dùng sau 2 lần mới thấy hiệu quả rõ rệt;
- Phân sinh học Goldfish có tác dụng tốt nhất khi môi trường đất luôn giữ được độ ẩm lý tưởng 70%;
- Nếu dùng kết hợp với chế phẩm trichoderma để phòng bệnh thì liều lượng sử dụng 1kg Trichoderma+10lít phân sinh học Goldfish +1000lít nước, ủ sau 12giờ, pha loãng đem sử dụng;
- Công thức kết hợp với trichoderma cũng có tác dụng giảm đáng kể mùi hôi đặc trưng nếu có yêu cầu phải xử lý mùi;
- Với việc yêu cầu lá Dâu phải sạch cho Tằm ăn. Nên không sử dụng kết hợp phân Goldfish với thuốc BVTV. Nếu vườn dâu bị bệnh phải phun thuốc BVTV thì hết thời gian cách li của thuốc BVTV mới sử dụng phân bón Goldfish. (Nếu thấy vườn dâu có dấu hiệu hoặc bị bệnh phải trị hết bệnh rồi mới sử dụng Phân bón sinh học Goldfish cho vườn dâu. Không phun kèm và phun đè Phân Goldfish lên thuốc BVTV).
- Bảo quản nơi thoáng mát, đậy nắp kỹ, để xa tầm tay trẻ em.
Một số sâu bệnh hại trên cây Dâu Tằm phải xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật chuyên dụng.
- Bệnh:
- Dâu thường bị bệnh bạc thau, đốm lá, cháy lá, nấm hồng, gỉ sắt, xoăn lá. Cần hái lá kịp thời và vệ sinh đồng ruộng.
- Sâu:
- Sâu đục thân, bọ gạo, sâu cuốn lá, sâu đo, sâu róm và các loại rầy rệp truyền bệnh virut xoăn lá, hoa lá.
- Cây dâu bị rất nhiều loại sâu bệnh phá hoại, làm giảm năng suất, chất lượng lá. Nếu bị nặng có thể làm cây bị chết, lá dâu không sử dụng cho nuôi tằm được. Để phòng trừ có hiệu quả sự phát sinh và lây lan của các loại sâu bệnh hại cây dâu, đảm bảo nâng cao sản lượng, an toàn cho việc nuôi tằm, cần nắm vững quy luật phát sinh, phát triển của từng loại sâu, bệnh mà áp dụng các biện pháp hữu hiệu để phòng trị kịp thời.