HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHÂN BÓN SINH HỌC GOLDFISH VÀ CHĂM SÓC CHO CÂY HỒ TIÊU
-
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BÓN PHÂN
- Dùng để tưới gốc:
- Giai đoạn cơ bản:Pha 1lít phân bón sinh họcGoldfish với 200-400 lít nước. Định lượng 15-20 lít phân bón sinh họcGoldfish/ha.
- Giai đoạn phát triển:Pha 1lít phân bón sinh họcGoldfish với 200-400lít nước. Định lượng 25-30lít/ha.
- Yêu cầu tưới và chu kỳ lặp lại (Giai đoạn cơ bản và Giai đoạn phát triển):
- Tưới đều diện tích mặt và sau đó bổ sung nước tưới đủ ẩm độ 60-70% (nắm chặt đất nước rỉ kẻ tay) thấm sâu xuống tầng đất 10-20 cm.
- Chu kỳ lặp lại: 35-45ngày/lần.
- Lượng sử dụng cho một niên vụ (Giai đoạn cơ bản và Giai đoạn phát triển):
Chỉ mang tính tham khảo, có thể ít hay nhiều hơn tùy theo điều kiện dinh dưỡng cây trồng và khả năng đầu tư cơ bản. Thực tế ở những nơi có điều kiện thì cách 30-45 ngày sử dụng một lần trừ lúc vào vụ thu hoạch.
- Đầu mùa mưa:.................................. .tối thiểu 1 lần - tối đa 2 lần.
- Giữa mùa mưa:................................. .tối thiểu 2 lần - tối đa 3 lần.
- Cuối mùa mưa:.................................. .tối thiểu 1 lần - tối đa 2 lần.
- Mùa khô: Tưới theo kỳ chống hạn: ……tối thiểu 1 lần - tối đa 2 lần.
- Định lượng sử dụng cho một niên vụ:
.Giai đoạn cơ bản:......................... 75lít(đến 100 lít)-180 lít hoặc hơn. .Giai đoạn phát triển(kinh doanh):….125 lít(đến 150 lít)-270 lít hoặc hơn.
- Cách sử dụng: Mở siêu dán nắp can (chai), bỏ thêm một ít nước sau đó lắc đều cho vật liệu lỏng ra và trút vào phuy 200-1000lít nước có sẵn. Dùng máy bơm cao áp có màng lọc phun tưới đều vườn Hồ Tiêu từ ngọn, thân, gốc. Phun 20% trên lá và cây, 80% xuống diện tích rễ cám (vùng bán kính cách gốc 0,3 m-1m). Tốt nhất khi qua hệ thống tưới tự động. Cũng có thể phun đậm đặc 1lit phân bón sinh họcGoldfish/18 lít nước, hay dung kỹ thuật tưới tạt gốc và bổ sung tưới nước đủ ẩm ngay sau khi phu đậm đặc hoặc tưới tạt gốc.
- Dùng phun qua lá: (phun đều trên 2 mặt lá).
- Giai đoạn cơ bản: Pha 50-100ml phân bón sinh họcGoldfish/bình 18 lít nước. Lượng sử dụng 1-2 lít/ha. Lặp lại: 15-25 ngày/lần
- Giai đoạn phát triển: Pha 50-100 ml phân bón sinh họcGoldfish/bình 18 lít nước. Lượng sử dụng 3-4 lít/ha. Lặp lại: 15-25ngày/lần.
- Khuyến cáo:
- Nếu dùng phân sinh học goldfish tưới gốc thì kết hợp công đoạn phun qua lá sẽ tiết kiệm được công và chi phí tưới;
- Không sử dụng phân sinh học goldfish cho vườn cây Hồ tiêu khi đang mang bệnh;
- Đây là dòng phân bón sinh học, dinh dưỡng phân giải chậm nên khi dùng sau 2 lần trở đi mới thấy hiệu quả rõ rệt, thời gian 15-20 ngày đối với phun qua lá và 30-45 ngày đối với tưới gốc;
- Không tưới trực tiếp lên hoa trong thời kỳ cây ra hoa đậu trái;
- Bón gốc có tác dụng tốt nhất khi môi trường đất luôn giữ được độ ẩm cao, lý tưởng là 70%. Đặc biệt trong mùa khô nên bổ sung nước tưới đủ ẩm liên tục(dưới 07 ngày một lần) mới thấy kết quả rõ rệt từ phân bón Goldfish mang lại.
- Nhà sản xuất khuyến cáo không nên dùng chung với thuốc bảo vệ thực vật vì có thể có những phản ứng sinh hóa không tốt cho cây trồng.
- Nếu dùng kết hợp với chế phẩm trichoderma để phòng bệnh thì liều lượng sử dụng 1kg Trichoderma +20lít phân sinh học goldfish +1000lít nước, ủ trong 12h và đem sử dụng (phun lên lá hoặc tưới qua gốc).
- Hạn chế liều lượng sử dụng chênh lệch quá 100% so với hướng dẫn sử dụng.
- Bảo quản nơi thoáng mát, đậy nắp kỹ, để xa tầm tay trẻ em.
Đồ hình trực quan kết hợp phân sinh họcgoldfish và phân bón truyền thống trong quá trình cải tạo phục hồi đất đến độ phì nhiêu.
- n: lần bón phân thứ n đối với phân sinh học goldfish Goldfish, n=5-9 lần/niên vụ.
- m: lần bón thứ m đối với các loại phân bón hữu cơ truyền thống…
- % định lượng tổng HC: Khối lượng phân bón hữu cơ truyền thống như: Phân bò, phân Heo, Phân Gà, các chất mùn sinh học…
- % định lượng từ HDSD: định lượng phân sinh học goldfish từ hướng dẫn sử dụng.
- Khi đất đạt đến độ phì nhiêu thì giữ tỉ lệ bền vững 70% phân sinh họcgoldfish và 30% hữu cơ truyền thống là tối ưu.
-
Phân sinh họcgoldfish sử dụng tốt nhất trong hệ thống tưới tự động
(Sơ đồ mô hình tưới tự động tham khảo)
-
DẤU HIỆU THIẾU HỤT DINH DƯỠNG VÀ SÂU BỆNH
- Một số lưu ý khi thấy dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng trên cây Hồ Tiêu nên sử dụng phân bón sinh học Goldfish.
- Thiếu đạm (N): Cây lùn, có màu xanh lợt bất thường, lá dựng đứng có màu xanh nhạt đến vàng. Bị cháy trong trường hợp nặng.
- Thiếu lân (P2O5): Cây lùn có màu xanh đậm bất thường,lá dựng đứng và thường bị hẹp. Lá có màu nâu hơi xanh đến đen (trường hợp nặng). Mặt dưới lá có màu xạm đồng.
- Thiếu kali (K2O): Lá mất màu xanh, có những đốm chết nhỏ ở chóp lá và mép lá. Lá có màu nâu rỉ sét, mép lá và chóp lá cong, dợn song.
- Thiếu lưu huỳnh (S): Lá xanh nhạt, gân lá nhợt nhạt, không có đốm chết.
- Hiện tượng thiếu canxi (Ca): Cây có màu xanh đậm, chồi non mất màu xanh. Lá cong, chết dần ở chóp lá và mép lá. Cuối cùng chồi ngọn chết.
- Triệu chứng thiếu Magiê (Mg): Lá mất màu xanh bắt đầu từ chóp lá và mép lá, không có đốm chết, gân lá vẫn xanh, chóp lá và mép lá hoặc phần đáy lá cong xuống, có thể bị chết hoại (cấp tính), lá dễ rụng.
- Triệu chứng thiếu kẽm (Zn): Lá hẹp và nhỏ, phiến lá mất màu xanh, gân lá vẫn xanh, các đốm chết phát triển khắp trên lá kể cả gân lá mép lá và chop lá.
- Hiện tượng thiếu Bo (B): Lá non ở chồi ngọn mất màu và suy yếu bắt đầu từ phần đáy lá. Chồi ngọn chết.
- Thiếu sắt (Fe): Mất màu xanh, không có đốm, gân chính của lá còn xanh.
- Thiếu Mangan (Mn): Lá mất màu xanh, gân chính và gân phụ màu xanh đậm, tạo thành hình dạng các ô vuông.
- Thiếu Cu: Mất màu xanh giữa các gân lá, lá thường xuyên héo rũ dễ rụng.
- Một vài điều đáng chú ý: * Hiện tượng thiếu các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg, S, Zn, B…đối với cây Hồ Tiêu không chỉ do bón phân thiếu hoặc chưa đủ các nguyên tố đó mà còn do có khi ta bón một lượng phân bón quá cao, nhưng lại mất cân đối nghiêm trọng giữa các nguyên tố dinh dưỡng.
Thí dụ: Trường hợp bón đạm quá cao thì cây Hồ Tiêu không hút kali được, vì vậy dẫn đến hiện tượng cây thiếu kali. Trường hợp này vẫn cần sử dụng phân bón sinh học Goldfish để phục hồi.
- Một số sâu bệnh hại trên cây Hồ Tiêu phải xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật chuyên dụng, trước khi dùng phân bón sinh học Goldfish.
- Một số loại sâu bệnh chính gây hại trên hồ tiêu
- Bệnh vàng lá (bệnh chết chậm): Bước đầu cây sinh trưởng và phát triển chậm, các lá già thường bị vàng, sau đó héo và rụng, tiếp theo là các đốt bị rụng, cây ra hoa và đậu quả kém, dẫn đến năng suất và chất lượng giảm. Hiện tượng cây sinh trưởng kém, vàng lá thường xuất hiện thành từng vùng cục bộ sau đó lan rộng ra thành nhiều trụ Tiêu và nhiều vùng, triệu chứng vàng và rụng lá, rụng đốt thường phát triển chậm và kéo dài, rễ của cây phát triển kém, rễ nốt sần, đầu rễ bị thối, khi bị nặng thì các rễ chính và phụ đều bị thối. Nguyên nhân gây bệnh: Rễ cây tiêu bị nốt sần chủ yếu do tuyến trùng Meloidogyne và incognita và triệu chứng thối đầu rễ là do sự gây hại của một số loài nấm, chủ yếu là: Fusariumsolani, Phytophthora spp, Pythium spp…. Tuyến trùng tấn công trước, tạo ra những vết thương và nốt sưng trên rễ sau đó nấm xâm nhập làm thối rễ.
- Bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora: Dây Tiêu bị bệnh có triệu chứng lá bị héo nhưng vẫn còn xanh. Thân ngầm cây tiêu bị thối, sau đó lá úa vàng, héo rũ, chết khô cùng với dây trên cây. Thời gian từ khi lá bắt đầu héo đến khi dây tiêu bị chết rất nhanh, thường chỉ trong vòng 5-15 ngày. Bệnh do nấm Phytophthora spp. gây hại. Trong đó 2 loài nấm Phytophthora tropicalis và Phytophthora capsici gây hại nặng nhất. Bệnh chết nhanh thường xuất hiện trong mùa mưa và tập trung ở những vườn không thoát nước tốt, năm nào mưa nhiều và kéo dài thì bệnh thường gây hại nặng và lây lan nhanh, đôi khi thành dịch. Những năm có hạn hán kéo dài, cây sinh trưởng kém và sức đề kháng của cây yếu thì cây cũng dễ bị nấm tấn công hơn trong mùa mưa đến. Các vườn ẩm thấp, các cây có bộ tán lá rậm rạp là điều kiện thích hợp cho nấm bệnh phát triển.
- Bệnh khảm lá và xoăn lá: Có nhiều triệu chứng của bệnh virus trên cây tiêu nhưng nhìn chung có 3 triệu chứng phổ biến: khảm lá, khảm lá biến dạng, xoăn lùn. Triệu chứng khảm lá:Lá không bị biến dạng, có các vết khảm nhẹ trên lá bánh tẻ, giống như triệu chứng thiếu vi lượng. Cây vẫn phát triển bình thường và cho năng suất thấp. Triệu chứng khảm lá biến dạng: Lá biến dạng, mép lá quăn, gợn sóng, lá dài và hẹp lại, lá xoăn cuốn vào trong, dày và giòn, bề mặt lá nhăn nhúm. Lá bị mất diệp lục, có khảm đốm vàng hay vệt trắng theo gân chính của lá. Cây vẫn phát triển chiều cao và cho quả, nhưng cành nhánh phát triển kém, cành thường ngắn, nhỏ, ra hoa ít, chùm quả thưa ít hạt, năng suất thấp. Triệu chứng xoăn lùn (tiêu điên): Cây bị bệnh thường có lá rất nhỏ, biến dạng, mặt lá sần sùi; lá dày và giòn; mép lá gợn sóng, mất diệp lục từng phần hay toàn bộ lá, ngọn tiêu nhỏ lại và ra rất nhiều ngọn tạo thành búi lớn sát gốc. Các lóng đốt của cây tiêu ngắn lại, làm cho chiều cao cây cũng thấp hẳn so với cây bình thường. Triệu chứng này thường gặp ở vườn tiêu kiến thiết cơ bản.Nguyên nhân gây bệnh: Do virus gây hại. Do sự chích hút của côn trùng (rầy, rệp, bọ xít), nhện đỏ lây lan.
- Bệnh nấm hồng: Lúc mới bệnh thân và cành tiêu có một lớp nấm màu hồng sau đó chuyển sang màu hồng nhạt, rồi chuyển sang màu sáng trắng.Nấm hồng làm khô nứt lớp vỏ của dây tiêu, làm cho các mạch dẫn nhựa của dây bị hủy hoại, dẫn đến hậu quả dây tiêu khô dần và chết. Tác nhân gây bệnh: Do nấm Corticium Salmonicolor gây hại chủ yếu trên thân và cành. Những vườn Tiêu trồng lâu năm bằng trụ sống không được tỉa cành trụ vào mùa mưa, vườn tiêu quá rậm rạp, độ ẩm không khí cao, bón thừa đạm nhưng thiếu phân lân và Kali, không bón phân hữu cơ thì thường bị bệnh nấm hồng rất nhiều.
- Các bệnh khác trên lá
- Bệnh thán thư: Trên lá có những đốm lớn màu vàng sau đó chuyển thành màu nâu và đen dần. Vết bệnh có hình dạng không nhất định. Khi già rìa vết bệnh có quầng đen rộng bao quanh, phân cách giữa phần mô bệnh và mô khỏe. Các vệt cháy thường xuất hiện ở đầu mép lá. Bệnh cũng có thể tấn công vào gié bông, gié quả làm bông, hạt bị khô đen hoặc cũng có thể gây hại thân nhánh cây tiêu làm tháo đốt, khô cành. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường phát triển mạnh trong mùa mưa. Bệnh đen lá: Cũng thường xuất hiện ở đầu lá, vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ có màu vàng sau phát triển lớn dần và chuyển thành màu nâu đen. Khi vết bệnh già, thì chuyển thành màu xám, có thể có quầng đồng tâm nhưng không có viền đen bao quanh ngăn cách phần mô bệnh và mô khỏe, đây là điểm chính để phân biệt bệnh thán thư và bệnh đen lá.
- Bệnh đốm lá: Các vết bệnh lấm chấm đen xuất hiện ở cả mặt trên và mặt dưới lá, tập trung ở vùng gần gân lá. Lá bị bệnh nặng thì vàng và rụng. Bệnh tảo đỏ: Các vết bệnh thường xuất hiện ở mặt trên lá. Vết bệnh tròn, có màu cam, rờ thấy như lớp nhung mịn, hơi gồ lên trên bề mặt lá. Bệnh cũng có thể tấn công cành quả và dây thân.
Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản.chi tiết bà con cần sự tư vấn thêm từ các chuyên gia.nguồn do www.phancagoldfish.com tổng hợp từ các tài liệu có uy tín.